Khớp vai đông cứng (Frozen shoulder) hay còn gọi viêm dính bao khớp vai gây đau và đơ khớp vai, lâu dài gây cứng khớp. Đông cứng khớp vai xảy ra khoảng 2% dân số, tuổi khoảng từ 40 – 60 tuổi, nữ nhiều hơn nam.
Giải phẫu
Khớp vai là một khớp “quả bóng và hốc chứa bóng” tạo thành từ 3 xương: Xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Chỏm của xương cánh tay nằm trên hốc của xương bả vai. Mô liên kết khỏe bao quanh khớp vai gọi là bao khớp. Để giúp khớp vai vận động dễ dàng, dịch hoạt dịch bôi trơn bao khớp và khớp vai
Mô tả
Ở khớp vai đông cứng, bao khớp dày và trở nên căng. Đơ các nhóm mô – gọi là dính – phát triển. Trong nhiều trường hợp, ít dịch nhờn hơn trong khớp. Dấu hiệu để phân biệt trong tình huống này là không thể tự vận động khớp vai hoặc không thể vận động với sự giúp đỡ của người khác. Nó phát triển qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn lạnh giá: Ở giai đoạn lạnh giá, bạn thấy đau và đau tăng dần. Khi đau trở nên tệ, khớp vai của bạn sẽ mất tầm vận động. Giai đoạn lạnh giá này điển hình kéo dài tự 6 tuần đến 9 tháng.
Giai đoạn đóng băng: Triệu chứng đau cải thiện giai đoạn này nhưng đơ khớp vẫn còn tồn tại. Suốt 4 – 6 tháng của giai đoạn đông cứng, vận động hàng ngày của khớp vai rất khó khăn.
Gai đoạn tan: Vận động của khớp vai cải thiện chậm suốt giai đoạn tan. Sự trở lại sức mạnh và vận động bình thường hoặc gần bình thường mất từ 6 tháng đến 2 năm.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của khớp vai đông cứng chưa được hiểu đầy đủ. Không có mối liên hệ rõ ràng đến tay thuận hay tay làm việc. Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khớp vai đông cứng
Đái tháo đường: Khớp vai đông cứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỉ lệ này khoảng 10% đến 20%. Nguyên nhân không rõ ràng.
Những bệnh khác: Một số bệnh lý liên quan khớp vai đông cứng bao gồm cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim.
Bất động: Khớp vai đông cứng có thể phát triển sau thời gian bất động dài sau phẫu thuật, sau chấn thương hoặc sau những tổn thương khác. Vận động sớm sau phẫu thuật, sau chấn thương là cách để phòng ngừa khớp vai đông cứng.
Triệu chứng: Đau từ khớp vai đông cứng dữ dội và âm ỉ, đau nhiều khi vận động cánh tay, đau khu trú mặt ngoài khớp vai, thỉnh thoảnh mặt trên cánh tay.
Thăm khám: Bệnh nhân với khớp vai đông cứng sẽ mất tầm vận động chủ động và thụ động
X quang: Có thể chỉ cho chúng ta những vấn đề khác ở khớp vai chẳng hạn như viêm khớp
Cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ cho ta hình ảnh tốt hơn về những vấn đề của mô mềm như rách chóp xoay
Điều trị
Khớp vai đông cứng sẽ cải thiện theo thời gian, mặc dù có khi mất đến 3 năm. Trọng tâm điều trị bao gồm kiểm soát đau, bảo tồn vận động và tăng sức mạnh qua tập vật lý trị liệu.
Điều trị không phẫu thuật: Hơn 90% bệnh nhân cải thiện với những trị liệu đơn giản để giảm đau và bảo tồn vận động.
Kháng viêm không steroids: Aspirin hoặc Ibuprofen có thể làm giảm đau và giảm phù nề
Tiêm steroids: Cortisone là một thuốc kháng viêm mạnh, có thể tiêm trực tiếp vào khớp vai, thủ thực nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa
Vật lý trị liệu
Những bài tập chi tiết sẽ bảo tồn vận động, tốt nhất với sự hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu. Các động tác chính bao gồm:
- Xoay ngoài thụ động
- Đưa ra trước lên trên tư thế nằm ngửa
- Đưa qua bên kéo dãn
Điều trị phẫu thuật
Khi vật lý trị liệu và thuốc kháng viêm không cải thiện. Mục đích của phẫu thuật là giảm đơ khớp bằng cách nắn bằng tay và nội soi khớp vai dưới gây mê.