Viêm gân gót

Viêm gân gót là một bệnh cảnh phổ biến gây đau phía sau cẳng chân gần xương gót. Gân gót là gân lớn nhất trong cơ thể nó nối bắp chân và xương gót, nhiệm vụ để đi, chạy, nhảy. Mặc dù gân gót có thể chống lại sự kích thích lớn từ chạy và nhảy, nhưng nó cũng có thể bị viêm do sử dụng nhiều và thóai hóa.

Định nghĩa đơn giản, viêm gân gót là tình trạng viêm của gân. Viêm là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể với tổn thương hoặc bệnh và thường gây sưng, đau và tấy. Có hai loại viêm gân gót dựa trên phần gân bị viêm

  • Viêm gân gót ngoài điểm bám: Những sợi ở phần giữa của gân bắt đầu hủy hoại với những vết rách nhỏ (thoái hóa), sưng và dày lên. Loại viêm gân này hay gặp ở người trẻ và những người năng động
  • Viêm điểm bám gân gót: Là viêm gân gót ở vị trí gân bám vào xương gót. Loại viêm này xảy ra bất cứ khi nào ngay cả đối với những người ít vận động

Cả hai loại viêm gân gót làm hư hại các sợi gân và can xi hóa, gai xương gót thường gặp ở điểm bám của gân

Nguyên nhân: Viêm gân gót không liên quan đến một tổn thương đặc biệt. Vấn đề liên quan đến kích thích lập đi lập lại với gân. Điều này thường xảy ra khi chúng ta đẩy cơ thể chúng ta đi quá nhiều, quá sớm. Những yếu tố khác góp phần thúc đẩy viêm gân gót bao gồm:

  • Gia tăng đột ngột số lượng hoặc tỉ trọng hoạt động thể thao, ví dụ gia tăng khoảng cách bạn chạy mỗi ngày một vài dặm nhưng không cho cơ thể làm quen với khoảng cách mới.
  • Cơ bắp chân căng
  • Gai gót: Gai ở vị trí gân gót bám vào xương gót có thể cọ xát vào gân gây đau

Triệu chứng: Triệu chứng phổ biến của viêm gân gót bao gồm

  • Đau và cứng dọc gân gót buổi sáng
  • Đau dọc gân hoặc phía sau của gót, trầm trọng hơn khi vận động
  • Đau nhiều sau một ngày vận động
  • Dày gân
  • Gai gót (ở điểm bám gân)
  • Sưng xuyên suốt, nhiều hơn sau vận động

X quang: Cho biết vị trí can xi hóa của gân, và khi có hình ảnh can xi hóa có thể kết luận có trình trạng viêm gân

MRI: Không cần thiết cho chẩn đoán nhưng quan trong trong việc lên kế hoạch phẫu thuật, MRI cho biết tình trạng tổn thương của gân viêm. Nếu cần thiết phẫu thuật thì MRI giúp phẫu thuật viên trong việc lựa chọn kỹ thuật điều trị.

Điều trị bảo tồn: Trong phần lớn trường hợp, điều trị bảo tồn sẽ giảm đau, mặc dù nó có thể mất vài tháng để triệu chứng mất hoàn toàn. Mặc dù điều trị sớm, triệu chứng có thể kéo dài đến 3 tháng, những trường hợp triệu trứng trầm trọng có khi mất đến 6 tháng để các phương pháp điều trị phát huy tác dụng.

  • Nghỉ ngơi: Bước đầu tiên để giảm đau là giảm hoặc ngưng các hoạt động làm tình trạng đau trầm trọng thêm.
  • Nước đá: Chườm đá lên vùng đau nhất của gân viêm, có thể chườm cả ngày, mỗ lần khoảng 20 phút
  • Kháng viêm thông thường: Ibuprofen hoặc Naproxen có thể làm giảm đau, giảm sưng, nếu sử dụng trên 1 tháng nên khám bác sĩ.
  • Tạp thể dục: Giúp làm tăng sức mạnh của cơ bắp chân và giảm kích thích lên gân gót.
  • Vật lý trị liệu: Tốt hơn cho viêm gân gót ngoài điểm bám hơn là viêm gân gót điểm bám
  • Tiêm Corticoide: Hiếm khi được khuyến cáo bởi vì nó có thể làm đứt gân
  • Giày và dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ: Đau ở vị trí điểm bám gân thường hiệu quả với giày gót mềm, hoặc dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ. Nếu tình trạng đau không cải thiện nên đi giày cổ cao, nhưng sử dụng trong thời gian ngắn vì nó có thể làm yếu cơ bắp chân.

Điều trị phẫu thuật: Điều trị phẫu thuật được xem xét khi điều trị bảo tồn hơn 6 tháng không cải thiện. Phương pháp phẫu thuật dựa vào vị trí gân gót bị viêm và mức độ tổn thương của gân viêm. Cơ bản có 3 loại phẫu thuật chính:

  • Cắt cơ bụng chân khi vấn đề nằm ở cơ bụng chân
  • Cắt lọc và sửa chữa gân gót viêm khi tổn thương ít hơn 50%
  • Cắt lọc và chuyển gân khác vào gân gót khi tổn thương hơn 50%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Contact Me on Zalo
0902 340 876